Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2021
Ngày: 22/12/2021
Ngày 21/12/2021 Hội đồng khoa học trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở "Thiết kế chế tạo bộ trình tự may các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi, quần âu, áo jacket". Đề tài do ThS Nguyễn Thị Hồng Châm - trưởng khoa Công nghệ may thời trang làm chủ nhiệm đề tài, cùng các thành viên trong Khoa thực hiện.
Mục tiêu của đề tài nhằm nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học, giúp HSSV hứng thú trong học tập, tiếp thu bài học trực quan, sinh động đạt hiệu quả. Đặc biệt trong dạy nghề thì việc thiết kế, chế tạo mô hình học cụ là rất cần thiết đối với giáo viên. Qua quan sát trực tiếp mô hình, HSSV hiểu được đặc điểm cấu trúc, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi, quần âu, áo jacket, từ đó may ráp sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.
Nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả nghiên cứu
Bộ quy trình may các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi, quần âu, áo jacket nhằm phục vụ giảng dạy các module thực hành may cơ bản trong chương trình đào tạo nghề May thời trang, Công nghệ may, Thiết kế thời trang trình độ cao đẳng và trung cấp. Bộ quy trình gồm 25 quy trình chi tiết, gồm:
1. Các đường may cơ bản
2. Túi ốp ngoài không có nắp
3. Túi ốp ngoài có nắp
4. Bác tay, thép tay 1 sợi viền
5. Bác tay, thép tay 2 sợi viền
6. Cổ Nam có chân không có dựng
7. Cổ Nam có chân có dựng
8. Cổ sen tròn
9. Cổ 2 ve kiểu cổ cặp ve
10. Cổ 2 ve kiểu ve cặp cổ
11. Túi dọc thẳng quần âu
12. Túi dọc chéo quần âu
13. Túi miệng cong
|
14. Túi hậu 1 sợi viền
15. Túi hậu 2 sợi viên
16. May tra khoá quần âu
17. May tra cạp quần âu
18. Khoá, cổ áo jacket
19. Túi hộp 1 lớp
20. Túi hộp 2 lớp
21. Túi khoá viền
22. Túi khoá trần
23. Túi cơi nổi
24. Túi cơi chìm
25. Chần chun
|
25 bộ quy trình này được thiết kế thành sản phẩm, kẹp treo từng bước gắn trên bảng treo tại các phòng học lý thuyết chuyên môn, phòng thực hành may cơ bản, xưởng thực tập sản xuất của trường.
Hội đồng khoa học phản biện
Hội đồng khoa học đánh giá cao ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Kết quả của đề tài góp phần làm phong phú, đa dạng mô hình học cụ, ứng dụng thực tiễn trong học nghề, phục vụ học tập nghiên cứu của sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định.
Một số hình ảnh sản phẩm của nhóm nghiên cứu: